Đại công quốc Moskva Lịch_sử_Nga

Sự nổi lên của Moskva

Trong thời kỳ trị vì của Daniil, Moskva chỉ là một pháo đài gỗ nhỏ mất hút trong các khu rừng Trung Nga.

Daniil Aleksandrovich, con trai út của Aleksandr Yaroslavich Nevsky, lập ra công quốc Moskva (được phương Tây biết đến như là Muscovy),[55] cuối cùng đã đánh đuổi người Tatar ra khỏi Nga. Nằm ở vị trí tốt trong hệ thống sông trung tâm Nga và được bảo vệ bởi các khu rừng và đầm lầy bao quanh, Moskva ban đầu là chư hầu của Vladimir, nhưng nhanh chóng sáp nhập cả công quốc mẹ. Yếu tố chính trong uy thế của Moskva là sự hợp tác của các vị công tước cai trị nó với các lãnh chúa Mông Cổ, những người ban phong cho họ tước vị Đại công tước của Moskva và biến họ trở thành các thuộc hạ để thu các cống phẩm cho người Tatar từ các công quốc Nga. Thanh thế của công quốc này được gia tăng thêm khi nó trở thành trung tâm của Giáo hội Chính Thống giáo Nga. Người đứng đầu giáo hội, đại giáo chủ, chạy từ Kiev tới Vladimir năm 1299 và vài năm sau đã thiết lập các trụ sở chính vĩnh cửu của Giáo hội tại Moskva dưới tước hiệu nguyên thủy đại giáo chủ Kiev.

Vào khoảng giữa thế kỷ 14, quyền lực của quân Mông Cổ bắt đầu suy giảm và các Đại công tước cảm thấy có thể công khai vùng lên phá tan xiềng xích của quân Mông Cổ. Vào năm 1380, tại Kulikovo trên sông Đông, quân xâm lược Mông Cổ đã bị đánh tan tác,[57] và mặc dù chiến thắng nhọc nhằn này không chấm dứt được ách thống trị của người Tatar đối với Nga, nhưng nó đã đem lại danh tiếng lớn cho Đại công tước Dmitry Ivanovich Donskoy. Vai trò thủ lĩnh của Moskva tại Nga bấy giờ đã được thiết lập vững chắc và vào giữa thế kỷ 14 lãnh thổ của nó đã được mở rộng ra nhiều thông qua mua bán, chiến tranh và hôn nhân.

Ivan III Vĩ đại

Sụp đổ của Cộng hòa Novgorod năm 1478. Ở phía phải là Marfa Boretskaya.

Trong thế kỷ 15, các đại công tước Moskva tiến hành tập hợp các vùng đất Nga để tăng dân cư và tài sản dưới sự cai trị của họ. Người thi hành thành công nhất chính sách này là Ivan III[55], người đặt nền móng cho nhà nước dân tộc Nga. Ivan cạnh tranh cùng kẻ thù hùng mạnh ở phía tây bắc là Đại công quốc Litva để giành quyền kiểm soát một số công quốc Thượng Oka bán độc lập ở vùng thượng nguồn sông Dneprsông Oka.[59][60] Thông qua li khai của một số công tước, các cuộc giao tranh biên giới và cuộc chiến tranh kéo dài với Cộng hòa Novgorod, Ivan III đã có thể sáp nhập cả Novgorod lẫn Tver.[61] Kết quả là Đại công quốc Moskva đã tăng ba về diện tích dưới thời của ông.[55] Trong cuộc giao tranh của ông với công quốc Pskov, một giáo sĩ tên là Filofei (Philotheus của Pskov) đã viết một bức thư gửi tới Ivan III, với lời tiên tri rằng công quốc này sẽ trở thành Đệ Tam La Mã.[62] Không những thế, vào năm 1453, Sultan Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman là Mehmed II xua quân đánh thành Constantinopolis, phá được thành Đệ Nhị La Mã này[63]. Việc vị Hoàng đế Ki-tô giáo Chính Thống Hy Lạp cuối cùng hy sinh trong trận đánh này đã góp phần vào ý tưởng mới về Moskva như là "Tân La Mã" và là nơi của Ki-tô giáo chính thống.[55]

Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 15, quyền lực được Edigu, một tư tế có nguồn gốc ở Vytautas tại Litva trong Trận chiến sông Vorskla thao túng và thành lập hãn quốc Nogai làm khu vực của riêng mình. Trong thập niên 1440, hãn quốc một lần nữa bị chia rẽ bởi nội chiến. Lần này, nó tan rã thành hai hãn quốc: hãn quốc Qasim, hãn quốc Kazan, hãn quốc Astrakhan, hãn quốc Kazakh, hãn quốc Uzbek, và hãn quốc Krym tất cả đều ly khai khỏi tàn tích cuối cùng của Kim Trướng hãn quốc - Đại hãn quốc.

Ivan III xé rách công văn của Hãn đòi cống nộp trước mặt sứ thần của Hãn.

Đương thời với nhà Tudor và các "tân vương" khác tại Tây Âu, Ivan tuyên bố chủ quyền tuyệt đối của ông đối với mọi công tước và quý tộc Nga. Từ chối cống nộp tiếp cho người Tatar, Ivan đã khởi đầu một loạt các vụ tấn công mở đường cho sự thất bại hoàn toàn của Kim Trướng hãn quốc đang suy yếu, khi đó đã phân chia ra thành vài Khả hãn quốc và hãn quốc nhỏ. Ivan và những người kế vị ông theo đuổi việc bảo vệ biên giới phía nam của lãnh thổ của mình chống lại các cuộc tấn công của người Tatar Krym và các hãn quốc khác.[64] Để đạt được mục đích này, họ đã tài trợ cho việc xây dựng Tuyến chướng ngại lớn và ban phong các thái ấp cho các quý tộc, những người có nghĩa vụ phục vụ trong quân đội. Hệ thống thái ấp tạo ra cơ sở cho kị binh đang nổi lên.

Mùa hè năm 1470 (những nguồn khác đưa ra con số 1469), hãn Ahmed tổ chức một cuộc tấn công vào Moldavia, Vương quốc Ba Lan, và Litva. Tới ngày 20 tháng 8, các lực lượng Moldavia dưới sự chỉ huy của Stephen Vĩ đại đánh bại quân Tatar trong Trận Lipnic. Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva (sở hữu hầu hết Ukraina ở thời điểm đó) bị số quân còn lại của hãn quốc tấn công năm 1487-1491. Họ đi tới tận Lublin ở trung tâm Ba Lan trước khi bị đánh bại một trận quyết định tại Zaslavl.[65]

Không một hãn quốc mới nào mạnh hơn đại công quốc Moskva, cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của người Tatar năm 1480. Mỗi hãn quốc cuối cùng đều bị nó sáp nhập, bắt đầu với Kazan và Astrakhan hồi thập niên 1550. Tới cuối thế kỷ hãn quốc Siberi đã là một phần của Nga. Các hậu duệ của các hãn cầm quyền đều phục vụ Nga.

Hãn quốc Krym trở thành một nhà nước chư hầu của Đế quốc Ottoman năm 1475 và khuất phục những gì còn lại của Đại hãn quốc năm 1502. Người Tatar Krym tiến hành cướp phá tại miền nam nước Nga, Ukraina và thậm chí cả Ba Lan trong thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, nhưng họ không thể đánh bại Nga hay chiếm Moskva. Dưới sự bảo hộ của Ottoman, hãn quốc Krym tiếp tục sự tồn tại bấp bênh tới khi Ekaterina Đại đế sáp nhập nó vào ngày 8 tháng 4 năm 1783. Nó là nhà nước kế tục tồn tại lâu nhất của Kim Trướng hãn quốc.

Theo cách này, sự thống nhất nội bộ kèm theo sự mở rộng ra ngoài của nhà nước. Vào thế kỷ 16, những người cai trị Moskva coi toàn bộ lãnh thổ Nga là tài sản tập thể của họ. Một loạt các công quốc bán độc lập vẫn còn tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ cụ thể,[60] nhưng Ivan III đã buộc các công tước này phải biết tới đại công tước của Moskva và những hậu duệ của ông như là những vị vua không còn gì nghi vấn với sự kiểm soát đối với quân đội, luật pháp và các chính sách ngoại giao. Dần dần, các vị vua Nga nổi lên như là những người cai trị đầy quyền thế và chuyên quyền, tức các Sa hoàng (tsar). Vị vua Nga đầu tiên chính thức đăng quang với tước hiệu "Sa hoàng" là Ivan IV.[55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Nga http://www.allempires.com/article/index.php?q=The_... http://www.anneapplebaum.com/communism/2000/06_15_... http://www.bartleby.com/65/e-/E-Pozharsk.html http://www.bartleby.com/65/iv/Ivan3.html http://www.bookrags.com/biography/emelyan-ivanovic... http://www.britannica.com/eb/article-3598 http://www.britannica.com/eb/article-9057004/Oleg http://www.britannica.com/eb/article-9057487/Ortho... http://www.britannica.com/eb/article-9064445/Rurik http://www.britannica.com/eb/article-9073517